Các Tùy Biến Báo Cáo
Các báo cáo hay phân tích tài chính thông thường được chạy cho một thời đoạn nào đó. Ví dụ như báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay so sánh với cùng kỳ năm ngoái, số giao dịch phát sinh trong 6 tháng đầu năm.
Do đó, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với các hàm tính toán thời gian. KNOWINS định nghĩa sẵn một loạt các thẻ hàm tiện ích về thời gian như sau:
Năm và Kỳ Kế Toán
PeriodPrior
Kỳ trước.
Kỳ kế toán có định dạng YYYYMMM.. Ví dụ, tháng 01/2022 sẽ là 2022001.
Kỳ trước của tháng 01/2022 là 2021012.
Kỳ trước của tháng 12/2023 là 2023011. <#PeriodPrior(<#Evaluate(2023011)>)>
PeriodNext
Kỳ tiếp theo.
Kỳ tiếp theo của tháng 01/2022 là 2022002.
Kỳ tiếp theo của tháng 12/2023 là 2024001. <#PeriodNext(<#Evaluate(2024001)>)>
PeriodFirst
Kỳ đầu tiên trong năm kế toán.
Ví dụ, kỳ kế toán của tháng 12/2022 sẽ là 2022012. Kỳ đầu tiên của tháng 12/2023 là 2023001: <#PeriodFirst(<#Evaluate(2022012)>)>
PeriodLast
Kỳ cuối cùng trong năm kế toán.
Ví dụ, kỳ kế toán của tháng 01/2023 sẽ là 2023001. Kỳ cuối cùng của tháng 01/2023 là 2023012: <#PeriodLast(<#Evaluate(2023001)>)>
PeriodDiff
Số kỳ giữa hai kỷ kế toán, tùy theo năm tài chính có bao nhiêu kỳ (thông thường là 12 - được định nghĩa trong menu Thiết Đặt Sổ Cái).
Ví dụ, số kỳ giữa hai kỳ kế toán 2023001 và 2023012 là 11 kỳ
<#PeriodDiff(<#Evaluate(E3)>; <#Evaluate(G3)>; 12)>
PeriodAdd
Tìm số kỳ tiếp theo sau N kỳ.
Ví dụ, 6 kỳ sau của kỳ kế toán 202003 là 2022009.
<#PeriodAdd(<#Evaluate(202003)>; 6)>
PeriodSub
Tìm số kỳ trước đó. trước N kỳ.
Ví dụ, 6 kỳ trước của kỳ kế toán 202003 là 2019009.
<#PeriodAdd(<#Evaluate(202003)>; 6)>
YearPrior
Cùng kỳ năm ngoái.
Ví dụ, cùng kỳ năm ngoái của kỳ kế toán 2023012 là 2022012.
<#YearPrior(<#Evaluate(2023012)>)>
YearNext
Kỳ này năm sau.
Ví dụ, kỳ này năm sau của kỳ kế toán 202001 là 2023001.
<#YearNext(<#Evaluate(2022001)>)>
YearAdd
Tìm số kỳ tiếp theo sau N năm.
Ví dụ, kỳ này 2 năm sau của kỳ kế toán 202003 là 2022003.
<#YearAdd(<#Evaluate(202003)>; 2)>
YearSub
Tìm số kỳ trước đó N năm.
Ví dụ, kỳ này 2 năm trước của kỳ kế toán 202003 là 2018003.
<#YearSub(<#Evaluate(202003)>; 2)>
Ngày
DateAdd
Cộng thêm vào ngày. Số thêm vào có thể là: ngày - d; tháng - m; quí - q; năm - y; tuần - w.
Ví dụ, một tháng sau ngày 2023-12-31 là 2024-01-31.
<#DATEADD(<#Evaluate(M3)>;1;m)>
DateSub
Trừ bớt từ ngày. Số trừ đi có thể là: ngày - d; tháng - m; quí - q; năm - y; tuần - w.
Ví dụ, 3 tuần trước ngày 2023-12-31 là 2023-12-10.
<#DateSub(<#Evaluate(M3)>;3;w)>
Để thử các thẻ hàm tiện ích thời gian này, chúng ta sẽ sử dụng các bộ lọc tùy biến của báo cáo: Parameter
Parameter
KNOWINS định nghĩa sẵn 3 trường dành riêng cho phép người dùng truyền vào báo cáo và sử dụng khi chạy báo cáo. Bao gồm:
Parameter: các tham số kiểu số hay chữ. Ví dụ như kỳ kế toán, tên khách hàng...
Date Filter: các tham số kiểu ngày, định dạng: YYYY-MM-DD. Ví dụ: 2022-12-31.
Excel Sheet: Cho phép người dùng chèn một bảng Excel vào trong báo cáo trước khi chạy. Ví dụ, bạn có thể chèn file Hợp Đồng Lao Động vào báo cáo lương và dùng nó để tìm kiếm các mức lương theo hợp đồng với nhân viên.
Các tham số này còn được gọi là các tùy biến báo cáo.
Hãy tạo một báo cáo HELP_DATETIME, và kéo các cột Parameter và Date Filter từ bên trái vào bộ lọc người dùng như sau:
Tải file Excel mẫu báo cáo về. Để lấy các giá trị của các tùy biến này, bạn vào trong bảng <#Config> sử dụng thẻ hàm <#Lookup> như sau:
from_perid
<#Lookup(Filters;ValueFrom;from_period;ValueTo)>
to_peridod
<#Lookup(Filters;ValueFrom;to_period;ValueTo)>
from_date
<#Lookup(Filters;ValueFrom;from_date;ValueTo)>
to_date
<#Lookup(Filters;ValueFrom;to_date;ValueTo)>
Cuối cùng, vào bảng trình bày báo cáo và sử dụng các thẻ hàm thời gian như sau:
Tải và chạy mẫu báo cáo mới. Bạn sẽ có kết quả như sau:
Để thuận tiện cho bạn, bạn có thể tải mẫu báo cáo đã hoàn chỉnh này về tại đây:
Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ dùng các thẻ hàm tiện ích thời gian này trong việc tính toán số dư đầu kỳ cho các tài khoản kế toán.
Last updated